Song xuan quynh

PDF 39 0.799Mb

Song xuan quynh là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

CHUYÊN ĐỀ SÓNG- XUÂN QUỲNH KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NHỮNG DẠNG ĐỀ THI VỀ BÀI SÓNG KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm a. Tác giả + Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. + Con ngƣời: – Thông minh, chân thành, nhân hậu. – Nghị lực vƣợt lên những bất hạnh của tuổi thơ, những trắc trở của duyên phận và cuộc sống để yêu thƣơng. + Phong cách nghệ thuật: – Nhà thơ của hạnh phúc đời thƣờng: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thƣờng bình dị. – Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc. b. Tác phẩm + Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. + Vị trí văn học sử: bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”. + Cảm nhận chung: – Nhan đề: Sóng • Hình tƣợng trung tâm của tác phẩm: sóng > nói về sóng, nói bằng sóng. 1 • Trong mối quan hệ với em: vừa song hành vừa chuyển hoá. Sóng chính là em, em chính là tình yêu: sóng = em = tình yêu. Sự sống của em và sóng chỉ thật sự cất nhịp khi tình yêu bắt đầu, còn em, còn sóng là còn yêu và ngƣợc lại ( Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi rồi). • Hành trình của sóng và em: “Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể.” – Vẻ đẹp của hình tƣợng: vừa truyền thống vừa hiện đại (Sóng gợi nhắc hình ảnh thuyền và bến – biểu trƣng cho tình yêu trong ca dao nhƣng ở bài thơ, ngƣời phụ nữ không bị động mà chủ động tự bạch, tự nhận thức để khao khát dâng hiến) – Thể thơ: tự do 5 chữ > phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhƣ những con sóng miên man vô hồi vô hạn, lúc trầm tƣ dịu dàng lúc dạt dào dữ dội. 2. Phân tích văn bản a. 4 khổ đầu: Băn khoăn và khát vọng + Khổ 1: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể – Sóng đƣợc đặc tả ở hai đối cực: “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào”><”lặng lẽ” > những trạng thái có thật của sóng ngoài tự nhiên. – Tƣơng quan sông – bể: tính chất mâu thuẫn • Sông: không gian nhỏ, hẹp, hữu hạn,nông cạn • Bể: không gian lớn, rộng, khoáng đạt, sâu sắc Băn khoăn và tìm cách giải đáp: không hiểu nổi mình, tìm ra tận bể, mƣợn một qui luật tự nhiên để biểu trƣng cho những băn khoăn trong lòng mình. Nƣớc sông tự bao đời vẫn đổ ra biển lớn. Sóng chủ động từ bỏ không gian nông cạn chật chội về với không gian rộng lớn vô hạn, khát khao vƣợt giới hạn nhỏ bé, vƣơn tới không gian rộng lớn hơn để lí giải chính mình của con ngƣời. 2 – Đặt trong tính sóng đôi của hình tƣợng sóng và em: trạng thái của sóng gắn với khí chất của ngƣời phụ nữ luôn luôn hài hòa những đối cực (vừa khao khát mãnh liệt vừa trầm tƣ dịu dàng, vừa sôi nổi rộn rã vừa lặng lẽ âm thầm, thoắt ồn ào vui tƣơi thoáng đã chìm lắng sâu sa…), khát vọng giải mã chính mình của sóng cũng là khát vọng thành thực, khơi tìm bản chất tâm hồn mình của ngƣời con gái. + Khổ 2 Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ – Thời gian: “ngày xƣa” và “ngày sau” > tình yêu chạy theo chiều thời gian thăm thẳm vẫn mãi mãi tƣơi mới, mãi không hết “bồi hồi” – Khám phá mới về sóng: tƣợng trƣng cho sự bất diệt của tuổi trẻ và khát vọng tình yêu. – Mƣợn qui luật tự nhiên để diễn tả một triết lí dung dị nhƣng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là còn khát vọng, mà khát vọng yêu thƣơng mãi còn tức là con ngƣời mãi trẻ trung. (so sánh với triết lí của Xuân Diệu: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại) + Khổ 3, 4 Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa 3 Khi nào ta yêu nhau. – Chuỗi câu hỏi liên tiếp truy đến cùng nguồn gốc của song cũng chính là nguồn gốc của tình yêu. – Lí trí vận động “em nghĩ” (2 lần) nhƣng bất lực “em cũng không biết nữa” > lời thú nhận thành thật, đáng yêu: không biết nguồn gốc của sóng, nguồn gốc của tình yêu – Khái quát một điều sâu kín trong tình yêu: tình yêu gắn với đức tin, với cảm xúc mà lí trí bất lực. (liên hệ với Xuân Diệu: “Làm sao lí giải đƣợc tình yêu/ Có nghĩa gì đâu một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu…” b. Khổ 5 – 6: Nhớ thƣơng và chung thuỷ + Khổ 5: Con sóng dƣới lòng sâu Con sóng trên mặt nƣớc Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức – Quan sát nhịp vỗ của sóng: • Chìm (dƣới lòng sâu) – nổi (trên mặt nƣớc) • Nhớ bờ – ngày đêm không ngủ >Nhận xét • Từ vận động bình thƣờng của sóng, liên tƣởng: sóng vì nhớ bờ mà vỗ miên man, vô hồi vô hạn, bất kể ngày đêm. • Cách nói: dƣới lòng sâu – trên mặt nƣớc đã choán nỗi nhớ lên khắp chiều rộng chiều sâu của đại dƣơng – nơi những con sóng mãi thao thức > chiều sâu, chiều rộng của nỗi nhớ, da diết và khắc khoải. 4 – Liên tƣởng nỗi nhớ anh trong em: “cả trong mơ còn thức” > nếu sóng nhớ bờ cả