H 11 32 Ontapcuoinamp1 tomtatnew

PDF 7 0.338Mb

H 11 32 Ontapcuoinamp1 tomtatnew là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ÔN TẬP CUỐI NĂM PHẦN 1 TÊN BÀI HỌC (ghi một dòng) I. ÔN TẬP KIẾN THỨC 1. Hệ thống hóa về hidrocacbon: ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử CnH2n + 2 (n1) CnH2n (n2) CnH2n─2 (n2) CnH2n─6 (n6) Đặc điểm cấu tạo phân tử - Chỉ có liên kết đơn C─C, C─H. - Có đồng phân mạch cacbon. - Có một liên kết đôi C=C. - Đồng phân: Mạch cacbon. Vị trí liên kết đôi. Hình học. - Có một liên kết ba C≡C. - Đồng phân: Mạch cacbon. Vị trí liên kết ba. - Có vòng benzen. - Đồng phân: Mạch cacbon của nhánh ankyl. Vị trí tương đối của các nhóm ankyl. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí;  C5 là chất lỏng hoặc rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. Tính chất hóa học - Phản ứng thế. - Phản ứng tách C─C (crackinh), tách H2. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX, …). - Phản ứng trùng hợp. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX, …). - Phản ứng thế với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư của ank-1-in. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng cộng. - Phản ứng thế (halogen, nitro). - Phản ứng oxi hóa mạch nhánh. Ứng dụng Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi. Làm nguyên liệu. Làm nguyên liệu. Làm dung môi, nguyên liệu. 2. Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon II. BÀI TẬP 1. Lí thuyết Câu 1: Viết phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: (2) etan (3) etilen (4) polietilen. Metan (1) axetilen (5) vinylaxetilen (6) butađien (7) polibutađien. (8) benzen (9) brombenzen Câu 2: Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các chất sau: a) Propen với HCl. b) Propen với dung dịch KMnO4. c) Stiren với dung dịch KMnO4. d) Toluen với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) tỉ lệ mol 1:1 và dung dịch KMnO4 đun nóng. Câu 3: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: a) Axetilen, etilen và etan. b) Benzen, stiren, hex-1-in và toluen. c) H2, O2, CH4, C2H2, C2H4. Câu 4: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế PVC từ các chất vô cơ: CaO, HCl, H2O, C. Điều kiện xem như có đủ. Câu 5: Cho biết phương pháp làm sạch chất khí: a) Metan lẫn tạp chất là axetilen va etilen. b) Etilen lẫn tạp chất là axetilen. Ankan CnH2n+2 Ankin CnH2n-2 Anken CnH2n Ankan CnH2n+2 Anken CnH2n Benzen và đồng đẳng CnH2n-6 +H2 dư, Pd/PbCO3, t o Tách H2 đóng vòng Tách H2 2. Bài toán a. Dạng 1 : Đốt cháy và xác định công thức phân tử Bài 1: Để đốt cháy hoàn toàn 1,45 gam một ankan phải dùng vừa hết 3,64 lit O2 ( lấy ở đktc). Xác định công thức phân tử của ankan đó. Bài 2: Khi đốt một thể tích hidrocacbon A mạch hở cần 30 thể tích không khí, sinh ra 4 thể tích khí CO2. Khi A tác dụng với hidro (xúc tác Ni), tạo thành một hidrocacbon no mạch nhánh. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, biết trong không khí oxi chiếm 20% thể tích, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Bài 3: 2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8,0 g Br2. a) Xác định công thức phân tử của A. b) Biết rằng khi hidrat hóa anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. Hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào? b. Dạng 2 : Xác định thành phần các chất trong hỗn hợp Bài 1: Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20 g M cần dùng vừa hết 54,88 lít O2 (lấy ở đktc). Xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 2: Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lit (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa brom tăng thêm 7,7 g. a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó. b) Xác định thành phân phần trăm về thể tích của hỗn hợp A. c. Dạng 3 : Hidro hóa và hiệu suất Bài 1: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là (Trích Đề Thi Đại Học Khối A 2012) A. 70%. B. 80%. C. 60%. D. 50%. Bài 2: Cho 27,2 g một ankin Y phản ứng hết 1,4 g hidro (to, xt Ni) được hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Cho A từ từ qua nước brom dư thấy có 16,0 g brom phản ứng. Xác định công thức phân tử của Y. Bài 3: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là (Trích Đề Thi Đại Học Khối A 2010) A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205. D. 0,328.