Cảm ứng ở động vật (tiếp)


Nội dung bài giảng

. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

-    Hệ thần kinh ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh.

-    Các bộ phận của hệ thần kinh ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.

-    Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh ống là các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Số lượng các phản xạ rất lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

                                   PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦     Nghiên cứu hình 27. 1 sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.

Trả lời:

  1. não bộ 2. dây thần kinh 3. hạch thần kinh 4. dây thần kinh

♦     - Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?

-        Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?

-        Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời:

-        Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay.

-        Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.


—   Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững.

*     Phản xạ phức tạp động vật có hệ thần kinh ống

Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.

-       Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?

-       Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

-       Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

-       Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời:

-       Có phản ứng là bỏ chạy, đứng im. tìm gậy để đánh đuổi, nhặt gạch đá để ném...

-       Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay.

-       Các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất khác nhau như; nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn cắn rất nguy hiểm, chó dại có vi trùng gây bệnh dại, nôn bỏ chạy hay nên chông lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuôi theo...

-       Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập. rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn dên hành động của mỗi người cũng khác nhau.