Bài 64 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1


Nội dung bài giảng

Bài 64 cho hai đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\) lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Giải:

Vì \(C\) là trung điểm của \(AB\) nên \(C\) nằm giữa \(A\) và \(B\) và \(CA=CB= 6:2 = 3(cm)\).

Trên tia \(AB\) có: \(AD < AC (2<3)\) nên điểm \(D\) nằm giữa \(A\) và \(C\), do đó \(CD=AC-AD=3 – 2 = 1 (cm)\).

Trên tia \(BA\) có: \(BE<BC\) nên điểm \(E\) nằm giữa \(B\) và \(C\) và \(CE=BC-BE=3-2=1cm\).

Từ các dữ kiện trên suy ra điểm \(C\) nằm giữa \(D\) và \(E\).

Mặt khác có \(CD=CE(=1cm)\) nên \(C\) là trung điểm của \(D\) và \(E\).