Bài 39.10* trang 92 Sách bài tập (SBT) Vật lý 10


Nội dung bài giảng

Một đám mây thể tích 1,4.1010 m3 chứa hơi nước bão hoà trong khí quyển ở 20°C. Khi nhiệt độ của đám mây giảm xuống tới 10°C thì hơi nước bão hoà trong đám mây tụ lại thành các hạt mưa. Xác định lượng nước mưa xuống. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí ở 10°C 9,40 g/m3 và ở 20°C là 17,30 g/m3.

Hướng dẫn trả lời:

Vì độ ẩm cực đại A20 của không khí ở 20°C có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở cùng nhiệt độ, nên ta có :

A20 = 17,30 g/m3

Từ đó suy ra lượng hơi nước cực đại có thể có trong thể tích V = l,4.10l0 m3 của đám mây bằng :

M20 = A20V = 17.30.10-3.1,4. 1010 = 2,40.108 kg

Khi nhiệt độ không khí của đám mây giảm xuống tới 10°C thì lượng hơi nước cực đại có thể có trong thể tích V = 1,4.1010 m3 của đám mây chỉ còn bằng :

M10 = A10V = 9,40.10-3.1,4.1010 = 1,3. 108 kg

Như vậy lượng nước mưa rơi xuống có khối lượng bằng :

M = M20-M10 = 2,40.108- 1,3.108= l,1.108 kg= 110000 tấn.