08. 9. Đề thi thử THPT QG 2019 Môn Sinh Học Gv Nguyễn Thành Công Đề 9 File word có ma trận lời giải chi tiêt

WORD 41 1.372Mb

08. 9. Đề thi thử THPT QG 2019 Môn Sinh Học Gv Nguyễn Thành Công Đề 9 File word có ma trận lời giải chi tiêt là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

HOCMAI.VN THẦY NGUYỄN THÀNH CÔNG(Đề thi có trang) ĐỀ PEN-I SINH HỌC – ĐỀ SỐ 09 Môn thi: SINH HỌCThời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh:………………………………………….. I. MA TRẬN ĐỀ THI Chuyên đề Đơn vị kiến thức Cấp độ câu hỏi Tổng Nhớ Hiểu Vận dụng Cơ chế di truyền và biến dị ADN- cấu trúc và chức năng Câu 1 1 Mã di truyền Câu 15 1 Qúa trình nhân đôi ADN Câu 16 1 Quá trình dịch mã Câu 17 1 Đột biến gen Câu 2 1 Đột biến cấu trúc NST Câu 3 1 Quá trình nhân đôi ADN Câu 27 1 Đột biến số lượng NST Câu 28 1 Quy luật di truyền Quy luật phân li Câu 29 1 Tương tác gen Câu 30 1 Hoán vị gen Câu 31 1 DT liên kết với giới tính Câu 32 1 DT ngoài nhân Câu 33 1 Phép lai đa bội, dị bội Câu 23 1 Bài tập tích hợp các quy luật di truyền Câu 34 1 Bài tập tính số loại, tỉ lệ giao tử Câu 35 1 Bài tập tính số loại, tỉ lệ KG, KH Câu 36 1 Di truyền quần thể Lý thuyết về di truyền quần thể Câu 18 1 Bài tập về quần thể tự phối Câu 37 1 Bài tập về quần thể ngẫu phối Câu 38 1 Di truyền người Lý thuyết về DT người Câu 5 1 Bài tập về DT người Câu 39 1 Ứng dụng di truyền Tạo giống nhờ công nghệ tế bào Câu 6 1 Tiến hóa Học thuyết tiến hóa cổ điển Câu 8 1 Học thuyết tiến hóa hiện đại Câu 9 1 Các nhân tố tiến hóa Câu 20 1 Sự phát triển sự sống qua các đại địa chất Câu 11 1 Sinh thái Môi trường và các nhân tố sinh thái Câu 12 1 Quần thể sinh vật Câu 22 1 Quần xã sinh vật Câu 23 1 Diễn thế sinh thái Câu 24 1 Hệ sinh thái Câu 13 1 Chu trình sinh địa hóa, Sinh quyển, ứng dụng STH Câu 40 1 Bài tập tính toán về sinh thái học Câu 26 1 Sinh học cơ thể thực vật Chuyển hóa vật chất năng lượng Câu 4, Câu 14 2 Sinh học cơ thể động vật Chuyển hóa vật chất năng lượng Câu 10 Câu 21 2 Sinh học tế bào Thành phần hóa học của tế bào Câu 19 Phân bào Câu 25 Tổng 14 10 16 40 II. ĐỀ THI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Loại liên kết tham gia kết nối giữa các nucleotide với nhau để tạo thành chuỗi ADN mạch đơn: A. Liên kết phosphoeste B. Liên kết hydro C. Liên kết ion D. Liên kết ete Câu 2. Dưới tác động của tác nhân gây đột biến là 5 – Brom Uraxin, các gen chịu tác động sẽ bị đột biến theo chiều hướng: A. Thay thế một cặp AT thành 1 cặp TA B. Thay thế 1 cặp AT thành 1 cặp GX C. Thay thế 1 cặp GX thành 1 cặp XG D. Đột biến dịch khung đọc dịch mã. Câu 3. Loại đột biến nào dưới đây làm tăng số lượng các bản sao của cùng một gen trên cùng 1 NST. A. Đột biến đảo đoạn B. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ C. Đột biến lặp đoạn D. Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn. Câu 4. Về quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, thành tế bào hóa gỗ. B. Thành phần dịch vận chuyển trong mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng. C. Lực đẩy từ áp suất rễ đóng vai trò chủ đạo quan trọng nhất trong vận chuyển nước lên ngọn cây ở các cây thân gỗ cao. D. Ống rây gồm các tế bào sống, không có nhân tế bào, vận chuyển chủ yếu là đường, axit amin, hormone và một số chất hữu cơ khác. Câu 5. Ở người, bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y chi phối: A. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông B. Bệnh rối loạn chuyển hóa phenyl keto niệu C. Bệnh máu khó đông và thiếu máu hồng cầu liềm D. Bệnh tiếng khóc mèo kêu và ung thư máu Câu 6. Đặc điểm nào sau đây là của các cây con tạo ra nhờ kỹ thuật vi nhân giống trong cùng 1 lứa? A. Các cây con có đặc điểm di truyền đa dạng, dễ dàng được sử dụng cho quá trình chọn giống mới. B. Các cây con có đặc tính di truyền giống nhau, có cùng tuổi sinh lý nên đáp ứng được trồng trọt hàng loạt. C. Các cây con có độ đa dạng về tuổi sinh lý, đáp ứng được yêu cầu của trồng trọt trên quy mô lớn. D. Các cây con đều là kết quả của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 7. Về bằng chứng tiến hóa trong số các phát biểu sau, phát biểu nào không chính xác? A. Sự tương đồng giữa cánh chim và cánh dơi về thể thức cấu tạo chứng tỏ chúng là cơ quan tương đồng. B. Cơ quan tương đồng giữa các sinh vật còn gọi là cơ quan cùng nguồn, chúng phát triển từ cùng nhóm tế bào trong quá trình phát triển phôi. C. Sự giống nhau và khác nhau trong trình tự ADN của sinh vật này so với sinh vật khác là bằng chứng tiến hóa ở mức phân tử. D. Các cơ quan tương tự phản ánh hiện tượng tiến hóa phân li từ một tổ tiên ban đầu hình thành những dạng giống nhau. Câu 8. Theo quan niệm của Darwin, kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến: A. Hình thành các loài động vật, thực vật phù hợp với các đặc điểm môi trường. B. Hình thành các bậc phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. C. Hình thành các quần thể sinh vật với các cá thể có các kiểu gen thích nghi. D. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của con người. Câu 9.