10. Đề thi thử THPTQG Hàn Thuyên Bắc Ninh Lần 1 Năm 2018 File word có lời giải chi tiết

WORD 28 0.136Mb

10. Đề thi thử THPTQG Hàn Thuyên Bắc Ninh Lần 1 Năm 2018 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom này được gọi là A. pôlinuclêôxôm B. pôliribôxôm. C. pôlipeptit. D. pôlinuclêôtit. Câu 2. Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trền nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì? A. Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử. B. Chỉ di truyền ở giới đực. C. Chỉ di truyền ở giới cái. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử. Câu 3. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở tilacôt. D. Ở màng ngoài. Câu 4. Trong quá trình phiên mã, chuỗi polinucleotit được tổng hợp theo chiều nào? A. 5’ → 3’ B. 5’ → 5’ C. 3’ → 5’ D. 3’ → 3’ Câu 5. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chuỗi chuyền elctron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân. B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep. C. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp. Câu 6. Gen ban đầu có cặp nucleotit chứa G hiếm (G*) là X-G, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. X-G C. G-X D. A-T Câu 7. Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu? A. Qua thành mao mạch. B. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. C. Qua thành động mạch và mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. Câu 8. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó. A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. C. nằm ở ngoài nhân. D. nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 9. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là: A. RiDP (ribulôzơ- 1,5-điphôtphat) B. APG (axit phôtphoglixeric) C. ALPG (anđehit photphoglixeric) D. AM (axitmalic). Câu 10. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. B. Rau dền, kê, các loại rau. C. Lúa, khoai, sắn, đậu. D. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 11. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Cơ quan sinh sản. B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu,... D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Câu 12. Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là: A. Khoang mũi. B. Thanh quản. C. Phế nang. D. Phế quản. Câu 13. Trình tự nucleotit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở A. hai đầu mút NST. B. eo thứ cấp. C. tâm động. D. điểm khởi sự nhân đôi. Câu 14. Bào quan thực hiện các chức năng hô hấp chính là: A. Mạng lưới nội chất. B. Không bào. C. Ty thể. D. Lục lạp. Câu 15. Ứng động khác nhau cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. B. Tác nhân kích thích không định hướng. C. Có nhiều tác nhân kích thích. D. Có sự vận động vô hướng. II. Thông hiểu Câu 16. Theo mô hình Operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. B. Vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt. C. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactozo. D. Vì lactozo làm mất cấu hình không gian của nó. Câu 17. Xét các loại đột biến sau: (1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Chuyển đoạn không tương hỗ. (4) Đảo đoạn NST. (5) Đột biến thể một. (6) Đột biến thể ba. Những loại đột biến thay đổi độ dài của phân tử ADN là: A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (4), (5), (6). D. (2), (3), (4). Câu 18. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, khi môi trường không có lactozo A. vùng vận hành không liên kết với protein điều hòa. B. gen cấu trúc không phiên mã. C. protein ức chế bị bất hoạt. D. gen điều hòa không hoạt động. Câu 19. Với 4 loại nucleotit A, U, G, X. Số mã di truyền mã hóa các axit amin là: A. 61 B. 18 C. 64 D. 27 Câu 20. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực cót trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là: 3'...TGTGAAXTTGXA...5'. Theo lí thuyết, trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là A. 5’...TGTGAAXXTGXA...3’. B. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'. C. 5'...TGXAAGTTXAXA...3'. D. 5'...AXAXTTGAAXGT...3'. Câu 21. Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là A. 2. B. 8. C. 16. D. 4. Câu 22. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã. C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. Câu 23. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa,. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaBB-:hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu? A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng. B. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng. C. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng. Câu 24. Ở một loài có bộ NST 2n=24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào đến hiện tượng này? A. Quá trình giảm phâ