107. de thi thu thptqg nam 2017 mon sinh hoc thpt tuyen quang lan 1 file word co loi giai

WORD 18 0.146Mb

107. de thi thu thptqg nam 2017 mon sinh hoc thpt tuyen quang lan 1 file word co loi giai là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG_trường THPT chuyên Tuyên Quang_lần 1. Câu 1: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. B. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản. B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. C. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (1) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (2) Chọn lọc tự nhiên có thể làm cho tần số alen của quần thể biến đổi với tốc độ tương đối nhanh. (3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn. (4) Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. (5) Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. (6) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và có thể dẫn tới diệt vong. (7) Kết quả của chọn lọc tự nhiên đào thải hết các gen quy định tính trạng không thích nghi và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 4: Theo sơ đồ lưới thức ăn sau, phát biểu nào là đúng? A. Có 8 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. B. Có 3 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Có 8 mắt xích chung trong lưới thức ăn. D. Có 4 mắt xích là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Câu 5: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Cả hai loài đều có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 6: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. B. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa. C. Những loài sử dụng cùng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? (1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. (3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 9: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 10: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. B. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. D. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. Câu 11: Trong một chuỗi thức ăn của quần xã trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 12: Theo Đacuyn, thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng: A. Biến dị của c