2 Đề thi môn sinh HK2 SỞ GD VÀ ĐT KON TUM

WORD 12 0.042Mb

2 Đề thi môn sinh HK2 SỞ GD VÀ ĐT KON TUM là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GD VÀ ĐT KON TUM             ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016     TRƯỜNG THPT                                  MÔN: SINH HỌC  -  LỚP: 12 NGUYỄN VĂN CỪ                       Thời gian: 45 phút   (không kể thời gian phát đề)      Chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Hệ sinh thái bao gồm:     A. quần thể sinh vật và sinh cảnh               B. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định          C. quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã)       D. các quần thể cùng loài và sinh cảnh Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hoang mạc .      B. Cánh đồng ngô.     C. Rừng mưa nhiệt đới           D. Rừng lá rộng ôn đới Câu 3: Mối liên hệ giữa giới hạn sinh thái và vùng phân bố của các loài được thể hiện:      A. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố hẹp.     B. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một nhân tố sinh thái thì vùng phân bố càng rộng.     C. Những loài có giới hạn sinh thái rộng hay hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì không liên quan đến vùng phân bố của chúng.     D. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố rộng và ngược lại. Câu 4: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?     A. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống     B. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.     C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.     D. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài. Câu 5: Ở lục địa Úc có một loài Kanguru kiếm ăn trên cây có chân trước dài ra, leo trèo như gấu. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:     A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến quy định chân trước dài, móng vuốt sắc xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể kanguru.     B. khi chuyển sang đời sống trên cây, kanguru tự biến đổi đặc điểm cơ thể để thích nghi với môi trường     C. phải thường xuyên bám vào thân cây để leo lên nên chân trước dài, móng vuốt ngày càng sắc nhọn     D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể có chân trước dài, có móng vuốt sắc qua nhiều thế hệ. Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ?     A. Đa dạng loài.                                    B. Tỉ lệ giới tính.                                 C. Mật độ cá thể.     D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.  Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về giai đoạn tiến hoá hoá học ?     A. Hình thành các đại phân tử sinh học như protein, axit nucleic, lipit,...     B. Có sự hình thành mầm mống những cơ thể sống đầu tiên.     C. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học     D. Chịu tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên như các tia chớp, núi lửa,... Câu 8: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu→ Ếch→ Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là động vật tiêu thụ     A. bậc 4.                     B. bậc 3                           C. bậc 2.                D. bậc 5. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi của quần thể sinh vật ?      A. Các loài đang trong giai đoạn phát triển thường có tháp tuổi đáy hẹp, đỉnh tù.     B.  Tháp tuổi là sơ đồ biểu thị tổ hợp các nhóm tuổi trong quần thể.     C. Tháp tuổi thường thể hiện ba nhóm tuổi là: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.     D. Có ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định, dạng suy giảm. Trong tự nhiên quần thể có xu hướng ở dạng ổn định. Câu 10: Sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A,B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: (1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Loài E tham gia  vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. (5) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.  (6) Nếu loại bỏ loài H ra khỏi quần xã thì quần xã bị hủy diệt. Các phương án trả lời đúng là     A. (1),(4),(5)                       B. (1),(3),(5)              C. (2),(5),(6).            D. (3),(4),(6) Câu 11: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên.               2) Các yếu tố ngẫu nhiên.         (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.         (5) Đột biến.                             (6) Di - nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:     A. (2), (3), (4), (6).             B. (1), (2), (5), (6).              C. (1), (2), (4), (5).              D. (1), (4), (5), (6). Câu 12: Cho các bằng chứng sau (1) ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (2) Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. (3) Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đ