Lý thuyết hóa cô đọng

PDF 36 1.858Mb

Lý thuyết hóa cô đọng là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố! Hãy phấn đấu vươn lên không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim của mình nữa! facebook.com/huyenvu2405 Đừng bao giờ bỏ cuộc EM nhé! Chị tin EM sẽ làm được! __Ngọc Huyền__ LÝ THUYẾT HÓA CÔ ĐỌNG LOVEBOOK.VN NGỌC HUYỀN sưu tầm và giới thiệu https://www.facebook.com/huyenvu2405 Tài liệu bao gồm 300 câu hỏi lý thuyết chọn lọc kèm lời giải chi tiết Các câu hỏi được sưu tầm từ đề thi chính thức của Bộ sách Chinh phục lý thuyết hóa, Công phá hóa Lý thuyết hóa cô đọng lovebook.vn 1 Dù có thế nào, cũng không được từ bỏ, không được bỏ cuộc các em nhé! Chị tin các em sẽ làm được!  __NGỌC HUYỀN__ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố Your dreams- Our mission 2 PHẦN 1: ĐỀ BÀI Câu 1. Chất nào nhận proton mạnh nhất? A. SO4 2− B. CH3COO − C. OH− D. H2O Câu 2. Trong hợp chất với Clo, số oxi hóa của phi kim X là +3. Công thức nào đúng với oxi hóa cao nhất của X. A. X2O3 B. XO3 C. X2O5 D. XO5 Câu 3. Dùng thêm hóa chất nào có thể tìm ra dung dịch glucozơ trong số các chất lỏng CH3HO;C2H5OH; dung dịch glucozơ; glyxerin; etilenglicol. A. CuO B. Ag2O/NH3 C. Cu(OH)2 D. Na Câu 4. Anion X2− có tất cả 6 electron loại s. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s23p2 Câu 5. Trong số các chất sau: stiren, metylxipropan, benzen, toluen, vinyllaxetilen. Có mấy phản ứng được với nước brom? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Hầu hết các kim loại đều có ánh kim là do A. Các electron tự do trong kim loại phản xạ những tia sáng nhìn thấy. B. Kim loại hấp thụ được các tia sáng tới. C. Các kim loại đều ở thể rắn. D. Kim loại màu trắng bạc nên giữ được các tia sáng trên bề mặt kim loại. Câu 7. Hỗn hợp hai chất hữu cơ mạch hở X (C3H6O2) và Y (C2H4O2) đun nóng vơi dung dịch NaOH dư thu được một muối và một rượu. Có thể kết luận: A. X là este còn Y là axit. B. X, Y đều là este. C. X là axit còn Y là este. D. X là rượu còn Y là axit. Câu 8. Đặc điểm nào không đúng với các ankađien? A. Số liên kết π trong phân tử là 2. B. Công thức tổng quát là CnH2n−2 (n ≥ 3) C. Một số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra cao su lưu hóa. D. Phản ứng được với H2 theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2. Câu 9. X, Y, Z là ký hiệu ngẫu nhiên các chất lỏng: C2H5OH, C6H5OH, CH3COOC2H5. Rót từng chất vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH loãng, thấy X tan nhanh, Y tan từ từ, còn Z chỉ tan khi đun nóng. X, Y, Z tương ứng là: A. C2H5OH, C6H5OH, CH3COOC2H5. B. C6H5OH, C2H5OH, CH3COOC2H5 C. C2H5OH, CH3COOC2H5, C6H5OH. D. CH3COOC2H5, C2H5OH, C6H5OH Câu 10. Cho hai mệnh đề: a) Có thể phân biệt dung dịch CH3NH2 và dung dịch glucozơ bằng Cu(OH)2 b) Anilin phản ứng với HNO3 (1: 1) sinh ra nitroanilin. A. a đúng b sai B. a sai b đúng C. a, b đều đúng D. a, b đều sai. Câu 11. Dung dịch mantôzơ có khả năng phản ứng tráng gương A. Sau khi bị thủy phân B. Khi chưa bị thủy phân C. Kể cả khi chưa thủy phân và đã thủy phân D. Mantôzơ không tráng gương cho dù có được thủy phân hay không. Câu 12. Khi hòa tan SO2 vào H2O có cân bằng: SO2 khí ⇌ SO2 tan; (1) SO2 tan+H2O ⇌ H + + HSO3 − (2) SO2 được hấp thụ nhiều hơn khi nào? A. Đun nóng dung dịch. B. Thêm một ít NaHSO3. C. Thêm một ít KMnSO4 D. Thêm một ít NaCl. Lý thuyết hóa cô đọng lovebook.vn 3 Câu 13. Có mấy axit caboxylic mạch hở có tỷ khối so với H2 là 45? A. 0 B.1 C. 2 D. 3 Câu 14. Trong số các tính chất sau, tính chất nào không đúng với anđehit acrylic (CH2 = CH − CHO)? A. Tác dụng với dung dịch Br2. B. Tác dụng với CuO, đun nhẹ C. Trùng hợp D. Tác dụng với H2/Ni, t0 Câu 15. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)? A. Ag, Fe, Ni, Ag B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag C. Al, Fe, Cu, Ni D. Mg, Fe, Ni, Ag, Cu Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng ? A. Glucozơ là hợp chất đa chức vì có nhiều nhóm chức. B. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau. C. Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit, xenlulozơ và tinh bột đều dễ kéo sợi. D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì cùng có thành phần phân tử (C6H10O5)n Câu 17. Xeton tham gia phản ứng …… nhưng không có phản ứng tráng gương. Điền vào chỗ trống (……) một trong các cụm từ sau đây A. phản ứng với Cu(OH)2/OH − B. thuốc thử Fehling C. cộng H2 và cộng Natribisunfit D. kết tủa Cu2O màu gạch. Câu 18. Khi tác dụng với dung dịch FeCl3 thì dung dịch nào cho kết tủa chỉ có màu trắng: A. AgNO3 B. Na2CO3 C. AgNO3 hoặc Na2CO3 D. BaCl2hoặc Na2CO3 Câu 19. Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH → X → Y → OHC − CHO. Chất Y có thể là: A. etanđial B. etylenglicol C. etilen D. axetilen Câu 20. Yêu cầu nào không bắt buộc phải có đối với phân bón hóa học ? A. Chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng. B. Phải tan được trong nước hoặc dịch tiết của dễ cây. C. Không độc hại và không lẫn chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường.