95. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Sinh Học THPT Lê Hoàn Thanh Hóa Lần 2 File word có lời giải

WORD 20 0.245Mb

95. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Sinh Học THPT Lê Hoàn Thanh Hóa Lần 2 File word có lời giải là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG_trường THPT Lê Hoàn_Thanh Hóa_lần 2. Môn SINH HỌC Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc) C. Crômatit. D. Sợi cơ bản. Câu 2: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin Câu 3: Ta có: Kiểu gen 1 Môi trường 1 kiểu hình: 1 Kiểu gen 1 Môi trường 2 kiểu hình: 2 Kiểu gen 1 Môi trường 3 kiểu hình: 3 ...... Kiểu gen 1 Môi trường n kiểu hình: n Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, ..., n. của kiểu gen 1 trong các môi trường 1, 2, 3, ..., n, được gọi là A. Thường biến. B. mức phản ứng. C. đột biến. D. Biến dị tổ hợp. Câu 4: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để A. thay đổi mức phản ứng của giống gốc. B. cải tiến giống có năng suất thấp. C. tạo dòng thuần chủng. D. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm. Câu 5: Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất: A. Hoang mạc B. Thảo nguyên C. Rừng lá kim D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 6: Cặp cơ quan nào dưới đây là cặp cơ quan tương tự? A. Chi trước voi và chi trước chó B. Cánh dơi và vây cá voi C. Gai xương rồng và gai Hoàng Liên D. Gai xương rồng và gai hoa hồng. Câu 7: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào: A. Đại trung sinh B. Đại cổ sinh C. Đại thái cổ D. Đại tân sinh Câu 8: Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất: A. Cây họ Lúa B. Cây thân ngầm như dong, riềng C. Cây họ Đậu D. Các loại cỏ dại Câu 9: Cho các hoạt động của con người: (1). Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2). Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (3). Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (4). Bảo vệ các loài thiên địch. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình? A. B. C. D. Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định: (1). Cá sống trong hồ nước ngọt. (2). Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ. (3). Chim sống trong rừng Cúc Phương. (4). Cá rô phi sống trong ao nước ngọt. (5). Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới. Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi, còn loài kia không có lợi và không bị hại là quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. hợp tác. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 13: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng: A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế thứ sinh C. Diễn thế khôi phục D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục Câu 14: Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. B. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất Câu 15: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa B. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa D. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Câu 16: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ B. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp C. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể D. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình Câu 17: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. glucôzơ. B. prôtêin. C. ADN. D. ARN. Câu 18: Bệnh/Hội chứng di truyền nào sau đây do đột biến số lượng NST? A. Mù màu B. Máu khó đông C. Ung thư máu ác tính D. Hội chứng đao Câu 19: Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần: A. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. B. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc. C. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc.  D. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc Câu 20: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng: A. Mất đoạn NST B. Lặp đoạn (NST) C. Chuyển đoạn trong một NST D. Đảo đoạn NST Câu 21: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? A. Vùng vận hành (O). B. Gen điều hòa (R). C. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). D. Vùng khởi động (P). Câu 22: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong