Đại cương dòng điện không đổi điện C2 Dòng điện không đổi

WORD 27 0.207Mb

Đại cương dòng điện không đổi điện C2 Dòng điện không đổi là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐẠI CƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI- NGUỒN ĐIỆN. I. Kiến thức: 1. Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó. I = 2. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A). 3. Nguồn điện là một nguồn năng lượng có khả năng cung cấp điện năng cho các dụng cụ tiêu thụ điện ở mạch ngoài. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường (trong vùng có lực lạ) và độ lớn của điện tích đó. Đơn vị của suất điện động là Vôn (V) 4. Cấu tạo của pin, acquy. Nguyên tắc hoạt động của pin, acquy. Pin điện hóa gồm 2 cực có bản chất hóa học khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dd axit, bazơ, hoặc muối,…) Do tác dụng hóa học, các cực của pin điện hóa được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế bằng giá trị suất điện động của pin. Acquy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hòa học thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện. 5. Đối với một dây dẫn có điện trở R, ta có định luật Ôm : I, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây, I là cường độ dòng điện chạy qua dây. III. CÁC DẠNG BÀI TẬP: PP giải bài tập: - Ở chủ đề này, các câu hỏi và bài tập chủ yếu là về: Đặc điểm dòng điện không đổi và công thức I = , định nghĩa suất điện động và công thức , cấu tạo chung của các nguồn điện hóa học. - Cần lưu ý những vấn đề sau: + Đơn vị của các đại lượng: Trong công thức I = đơn vị của I là Ampe (A) của q là Culông (C), của t là giây (s) vì vậy nếu đề bài cho thời gian là phút, giờ, … thì phải đổi ra giây. + Cần chú ý sự khác biệt giữa lực làm di chuyển điện tích ở mạch ngoài và ở mạch trong (bên trong nguồn điện). + Bên trong các nguồn điện hóa học có sự chuyển hóa từ hóa năng thành điện năng. + Dòng điện không đổi có cả chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian, vì vậy chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích là không đổi và điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn sẽ tỉ lệ thuận với thời gian. Dạng 1: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN, SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CỦA NGUỒN ĐIỆN. PP chung: Tính cường độ dòng điện, số electron đi qua một đoạn mạch. Dùng các công thức I = (q là điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch) N = ( = 1,6. 10-19 C) Tính suất điện động hoặc điện năng tích lũy của nguồn điện. Dùng công thức ( là suất điện động của nguồn điện, đơn vị là Vôn (V) ) 1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A. a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút ? b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên ? Đ s: 300 C, 18,75. 1020 hạt e. 2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ? Đ s: 6 J. 3. Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một lượng điện tích 3. 10-3 C giữa hai cực bên trong nguồn điện thì lực lạ thực hiện một công là 9 mJ. Đ s: 3 V. 4. Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,16 C bên trong acquy từ cực âm đến cực dương của nó ? Đ s: 0,96 J. 5. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của một dây dẫn trong một phút. Biết dòng điện có cường độ là 0,2 A. Đ s: 12 C, 0,75. 1020 hạt e. 6. Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. a. Nếu bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 4 giờ ở chế độ tiết kiệm năng lượng thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp? b. Tính suất điện động của bộ pin này nếu trong thời gian 1 giờ nó sinh ra một công là 72 KJ. Đ s: 0,5 A, 10 V. 7. Trong 5 giây lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn là 4,5 C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu ? Đ s: 0,9 A. II.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu hỏi 1: Dòng điện là: A. dòng dịch chuyển của điện tích B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do C. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm Câu hỏi 2: Quy ước chiều dòng điện là: A.Chiều dịch chuyển của các electron B. chiều dịch chuyển của các ion C. chiều dịch chuyển của các ion âm D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương Câu hỏi 3: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ D. Tác dụng cơ học Câu hỏi 4: Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian B. D