DE CUONG ON TAP VAT LY 11 HOC KI 1

WORD 28 0.155Mb

DE CUONG ON TAP VAT LY 11 HOC KI 1 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

TRƯỜNG THPT CỬA LÒ ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ VẬT LÝ – KTCN MÔN VẬT LÝ 11 - NĂM HỌC 2013-2014 ---- ----- ---------- ---------- I. LÝ THUYẾT Câu 1: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C. Vật C hút vật D. Hỏi vật D hút hay đẩy vật B ? Giải thích ? Câu 2: Hãy nêu sự khác nhau giữa nhiễm điện do tiếp xúc và do hưởng ứng ? Câu 3: Điện trường là gì ? Nêu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại điểm M đặt cách điện tích Q một khoảng r trong chân không. Câu 4: Viết hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, nói rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó. Câu 5: Nêu định nghĩa điện dung và đơn vị điện dung của tụ điện. Thế nào là hiệu điện thế giới hạn của tụ điện ? Câu 6: Thế nào là dòng điện không đổi ? Cường độ dòng điện là đại lượng đặt trưng gì cho dòng điện và được xác định như thế nào ? Câu 7: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R, I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và P là công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch đó. Hãy viết các công thức khác nhau để tính nhiệt lượng Q tỏa ra ở đoạn mạch đó trong thời gian t và giải thích cách hình thành các công thức này ? Câu 8: Trong một mạch điện kín. Cho biết nguồn điện có suất điện động , điện trở trong r, mạch ngoài có điện trở R, dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I và hiệu điện thế mạch ngoài là U. Với những dữ kiện đã cho đó, hãy viết các công thức khác nhau để tính công của nguồn điện sản ra trong thời gian t . Câu 9: Hạt tải điện và bản chất dòng điện trong các môi trường : Kim loại, chất điện phân là gì ? Câu 10: Phát biểu các định luật Fa-ra-day. Viết công thức Fa-ra-day về điện phân và các đơn vị dùng trong công thức này. II. BÀI TẬP: Bài 1: Tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 = - q2 = 6.10-6 C đặt tại hai điểm cố định cách nhau 6cm trong một điện môi có hằng số điện môi . Bài 2: Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1 = 2.10-6 C và q2 = 5.10-6 C đẩy nhau với một lực 36 N khi đặt cố định tại hai điểm trong chân không, tính khoảng cách giữa chúng. Bài 3: Hai viên bi nhỏ được tích điện q1, q2 = 4.10-9 C đặt trong dầu hỏa có hằng số điện môi = 2. Cho biết hai viên bi cách nhau 10 cm và lực hút giữa chúng có độ lớn là 0,9.10-4 N. Hãy xác định điện tích q1của viên bi một ? Bài 4: Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10-6 C và q2 = 8.10-6 C đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 1m trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm: a) M với AM = 40cm, BM = 60cm. b) N với AN = 20cm, BN = 120cm. Bài 5: Cho hai điện tích điểm q1 = 8.10-8 C và q2 = -2.10-8 C đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 10cm. Xác định vị trí mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không ? Bài 6: Điện tích điểm q = 2.10-8C dịch chuyển dọc theo các cạnh của tan giác đều ABC cạnh a = 10cm đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường //, E = 400V/m. Tính công của lực điện q dịch chuyển trên các cạnh của tam giác ABC Bài 7: Một tụ điện có điện dung C1 chưa biết: được tích điện đến hiệu điện thế u1 = 80V và sau đó được nối kín với một tụ C2 = 60 đã được nạp điện với hiệu điện thế u2 = 16V. Tính C1, biết rằng sau khi nối các tụ điện với nhau thì hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện là 20V. đs: 36F và 4F Bài 8: Một electron bay với vận tốc 1,2.107 m/s từ một điểm có điện thế V1 = 600V theo hướng đường sức điện. Hãy xác định điện thế V2 của điểm mà electron dừng lại. Cho m = 9,1.10-31 kg, qe = -1,6.10-19 C Bài 9: Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (F) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (F) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau. Xác định nhiệt lượng toả ra sau khi nối. ĐS: 6 (mJ). Bài 10:. Hai bản của tụ điện đặt nằm ngang cách nhau d=40 cm có một điện trường đều E=60V/m. Một hạt bụi có khối lượng m=3g và điện tích q=8.10-5C bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ từ bản tích điện dương về phía tấm tích điện âm. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng trường. Xác định vận tốc của hạt tại điểm chính giữa của tụ điện ĐS: 0,8 m/s Bài 11: Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều// BA Cho , BC = 6cm, UBC = 120V. Tính UAC, UBA, E Bài 12: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có = 6,6V và điện trở trong r = 0,12. Bóng đèn Đ1 loại 6V - 3W; bóng đèn Đ2 loại 2,5V - 1,25W. Các đèn sáng bình thường . Tính: a. Hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn. b. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R2, cường độ dòng điện chạy qua R2 và giá trị của R2 . c. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm AB. d. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 và giá trị của R1. e. Với giá tri nào của R2 thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoại lớn nhất. f. Với giá tri nào của R2 công suất tiêu thu trên R2 lớn nhất. Bài 13: Cho bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng. Tính khối lượng đồng bám vào catốt sau 16 phút 5 giây khi dùng dòng điện có cường độ 5 A.