Ôn tập vật lý 11 Quang Hình

WORD 75 0.628Mb

Ôn tập vật lý 11 Quang Hình là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, với bộ môn Vật Lý, hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng cho lớp 12, còn với lớp 10 và lớp 11 thì tùy theo từng trường, có trường sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm tự luận, có trường sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cũng có trường sử dụng cả hai hình thức tùy theo từng chương, từng phần. Tuy nhiên dù kiểm tra với hình thức gì đi nữa thì cũng cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mới làm tốt được các bài kiểm tra, bài thi. Để giúp các em học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức của chương trình Vật lý lớp 11 – Cơ bản, đã giảm tải, chúng tôi xin tóm tắt lại phần lí thuyết trong sách giáo khoa, trong tài liệu chuẩn kiến thức và tuyển chọn ra một số bài tập tự luận và một số câu trắc nghiệm khách quan theo từng phần ở trong sách giáo khoa, sách bài tập và một số sách tham khảo. Hy vọng tập tài liệu này sẽ giúp ích được một chút gì đó cho các quí đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy (có thể dùng làm tài liệu để dạy tự chọn, dạy phụ đạo) và các em học sinh trong quá trình ôn tập, kiểm tra, thi cử. Nội dung của tập tài liệu có tất cả các chương của sách giáo khoa Vật lí 11 - Cơ bản. Mỗi chương là một phần của tài liệu (riêng 2 chương: VI. Khúc xạ ánh sáng, VII. Mắt và các dụng cụ quang được gộp lại thành một phần là Quang hình). Mỗi phần có: Tóm tắt lí thuyết; Các dạng bài tập tự luận; Trắc nghiệm khách quan. Các bài tập tự luận trong mỗi phần đều có hướng dẫn giải và đáp số, còn các câu trắc nghiệm khách quan trong từng phần thì chỉ có đáp án, không có lời giải chi tiết (để bạn đọc tự giải). Dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, biên soạn nhưng chắc chắn trong tập tài liệu này không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các quí đồng nghiệp, các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh và các bạn đọc để chỉnh sửa lại thành một tập tài liệu hoàn hảo hơn. Xin chân thành cảm ơn. VI. QUANG HÌNH A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Khúc xạ ánh sáng + Định luật khúc xạ ánh sáng: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẵng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: = hằng số. + Chiết suất: - Chiết suất tỉ đối: n21 = - Chiết suất tuyệt đối: là chiết suất tỉ đối đối với chân không. - Liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: n21 = . + Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết dưới dạng đối xứng: n1sini = n2sinr. 2. Phản xạ toàn phần + Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. + Điều kiện để có phản xạ toàn phần: (sinigh = ). + Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tính hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học. 3. Lăng kính + Một lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n. + Tia ló ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới. + Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ. 4. Thấu kính mỏng + Mọi tia sáng qua quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng. + Tia tới song song với trục chính của thấu kính sẽ cho tia ló truyền qua (hay có đường kéo dài của tia ló qua) tiêu điểm ảnh trên trục đó. + Tia tới (hay đường kéo dài của nó) qua tiêu điểm vật trên trục sẽ cho tia ló song song với trục đó. Hai tiêu điểm vật và ảnh nằm đối xứng nhau qua quang tâm. + Mỗi thấu kính có hai tiêu diện ảnh và vật là hai mặt phẵng vuông góc với trục chính và đi qua các tiêu điểm chính. + Tiêu cự: f = ; thấu kính hội tụ f > 0; thấu kính phân kì f < 0. + Độ tụ: D = . + Công thức về thấu kính: = ; - Số phóng đại ảnh: k = = - . 5. Mắt + Cấu tạo của mắt gồm: màng giác, thủy dịch, lòng đen và con ngươi, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới. + Điều tiết là sự thay đổi tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật luôn hiện ra tại màng lưới. - Không điều tiết: fmax - Điều tiết tối đa: fmin - Điểm cực viễn là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rỏ khi không điều tiết. - Điểm cực cận là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rỏ khi điều tiết tối đa. + Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm: 1’ 3.10-4 rad (giá trị trung bình). + Các tật của mắt và cách khắc phục: Tật của mắt Đặc điểm Cách khắc phục Mắt cận fmax < OV Đeo kính phân kì fk = - OCV (kính sát mắt) Mắt viễn fmax > OV Đeo kính hội tụ Tiêu cự có giá trị sao cho mắt đeo kính nhìn gần như mắt không có tật Mắt lão CC dời xa mắt Đeo kính hội tụ Tác dụng của kính như với mắt viễn + Hiện tượng lưu ảnh của mắt: Tác động của ánh sáng lên màng lưới còn tồn tại khoảng 0,1 s sau khi ánh sáng tắt. 6. Kính lúp + Dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều tạo ảnh ảo có góc trông lớn. + Số bội giác: G = . + Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). + Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: G = . 7. Kính hiễn vi + Hai bộ phận chính của kính hiễn vi là: - Vật kính: thấu kính hội