Đề thi thử môn Văn Văn 7

WORD 47 0.066Mb

Đề thi thử môn Văn Văn 7 là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI (Đề đề xuất) ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” hoặc “Sawatdee-Krap”nếu nhân viên là người nam…. Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm – kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?” (Joe Ruelle* – Ngược chiều vun vút, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 10) (*Joe Ruelle: Nhà văn người Canada đang sống và làm việc tại Việt Nam) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2. Câu “Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!” nêu lên hiện tượng gì trong xã hội ngày nay? Câu 3. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp gửi gắm trong văn bản trên là gì?   II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm – kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?”. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn CB 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2013) HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ Văn Phần Câu/ý Nội dung I Đọc hiểu 1 Thao tác lập luận chính: thao tác so sánh 2 Hiện tượng được đề cập đến trong câu là hiện tượng làm dụng tiếng nước ngoài. Điều này đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. 3 Đặt nhan đề: Tiếng Việt trong xã hội hiện đại… 4 Thông điệp gửi gắm qua đoạn trích: Cần phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II Làm văn 1 Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Yêu cầu về hình thức:- Viết đúng 01 đoạn văn, khẳng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… Yêu cầu về mặt nội dung: 1. Giải thích- Khẳng định vẻ đẹp của tiếng Việt: rất thanh lịch và tình cảm – kể cả khi không hiểu nghĩa - Suy nghĩ về Tiếng Việt và cách sử dụng ngôn ngữ của nước ta 2. Phân tích, chứng minh - Hiện tượng “sính ngoại” trong giao tiếp với người nước ngoài cũng như với người trong nước. - Đây là hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống hiện nay - Vừa có sự tích cực, vừa có hướng tiêu cực (dẫn chứng) 3. Bàn luận- Ngoại ngữ có ích trong việc hội nhập quốc tế hiện nay- Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng, giàu và đẹp.- Lạm dụng trở thành thói quen, tật xấu của giới trẻ- Là hiện tượng đáng quan tâm trong xã hội, cần có cách nhìn nhận và biện pháp giải quyết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - Bài học nhận thức và hành động+ Trau dồi ngôn ngữ mẹ đẻ+ Sử dụng ngoại ngữ đúng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp 2 Vẻ đẹp của đoạn thơ trích trong bài “Tây Tiến” (Quang Dũng). 2.1 Mở bài - Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến- Trích dẫn đoạn thơ và nêu luận đề: vẻ dẹp bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến 2.2 Thân bài - Giới thiệu về binh đoàn Tây Tiến - Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến + Diện mạo oai hùng, dữ dội, khác thường: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm+ Lí tưởng cao đẹp: gửi mộng qua biên giới + Tâm hồn lãng mạn, hào hoa: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm+ Sự hi sinh anh dũng (4 câu cuối) - Nghệ thuật: bút pháp hiện thực và lãng mạn; sử dụng từ Hán Việt tạo không khí cổ kính, trang trọng; giọng điệu trầm hùng, bi tráng… 2.3 Kết bài- Khẳng định vẻ đẹp của đoạn thơ- Tài năng và tấm lòng của Quang Dũng