KIẾN THỨC TOÁN LỚP 12 THE TICH

PDF 25 1.344Mb

KIẾN THỨC TOÁN LỚP 12 THE TICH là tài liệu môn Toán trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

MUA TRỌN BỘ 12 (Bản mới 2017) File Word liên hệ HUỲNH ĐỨC KHÁNH – 0975120189 https://www.facebook.com/duckhanh0205 CHUÛ ÑEÀ 5. KHOÁI ÑA DIEÄN  Baøi 01 KHAÙI NIEÄM VEÀ KHOÁI ÑA DIEÄN I – KHỐI LĂNG TRỤ V1 KHỐI CHÓP Khối lăng trụ là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy. Khối chóp là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy. Khối chóp cụt là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp cụt kể cả hình chóp cụt ấy. II – KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN V1 KHỐI ĐA DIỆN 1. Khái niệm về hình đa diện Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất:  Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.  Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác. Mỗi đa giác như trên được gọi là một mặt của hình đa diện. Các đỉnh, các cạnh của đa giác ấy theo thứ tự gọi là các đỉnh, các cạnh của hình đa diện. 2. Khái niệm về khối đa diện Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó. Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện ứng với đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện. Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong của khối đa diện. Mỗi khối đa diện được xác định bởi một hình đa diện ứng với nó. Ta cũng gọi đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong, điểm ngoài… của một khối đa diện theo thứ tự là đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong, điểm ngoài… của hình đa diện tương ứng. Điểm ngoài Điểm trong Miền ngoài d M N Ví dụ - Các hình dưới đây là những khối đa diện: - Các hình dưới đây không phải là những khối đa diện: Hình a Hình b Hình c Giải thích: Hình a không phải là hình đa diện vì tồn tại cạnh không phải là cạnh chung của hai mặt; Hình b không phải là hình đa diện vì có một điểm đặc biệt trong hình, điểm đó không phải là đỉnh chung của hai đa giác; Hình c không phải là hình đa diện vì tồn tại một cạnh là cạnh chung của bốn đa giác. III – HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU 1. Phép dời hình trong không gian Trong không gian, quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M ′ xác định duy nhất được gọi là một phép biến hình trong không gian. Phép biến hình trong không gian được gọi là phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tùy ý. a) Phép tịnh tiến theo vectơ v , là phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M ′ sao cho MM v′ =   . Kí hiệu là v T . b) Phép đối xứng qua mặt phẳng ( )P là phép biến hình biến mỗi điểm thuộc ( )P thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc ( )P thành điểm M ′ sao cho ( )P là mặt phẳng trung trực của MM ′ . Nếu phép đối xứng qua mặt phẳng ( )P biến hình ( )H thành chính nó thì ( )P được gọi là mặt phẳng đối xứng của ( )H . c) Phép đối xứng tâm O là phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M ′ sao cho O là trung điểm của MM ′ . Nếu phép đối xứng tâm O biến hình ( )H thành chính nó thì O được gọi là tâm đối xứng của ( )H . d) Phép đối xứng qua đường thẳng ∆ là là phép biến hình biến mọi điểm thuộc đường thẳng ∆ thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc ∆ thành điểm M ′ sao cho ∆ là đường trung trực của MM ′ . Nếu phép đối xứng qua đường thẳng ∆ biến hình ( )H thành chính nó thì ∆ được gọi là trục đối xứng của ( )H . Nhận xét  Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.  Phép dời hình biến đa diện ( )H thành đa diện ( )′H , biến đỉnh, cạnh, mặt của ( )H thành đỉnh, cạnh, mặt tương ứng của ( )′H . Ví dụ: Cho hình lập phương .ABCD A B C D′ ′ ′ ′ . Khi đó:  Các hình chóp .A A B C D′ ′ ′ ′ và .C ABCD′ bằng nhau (vì qua phép đối xứng tâm O hình chóp .A A B C D′ ′ ′ ′ biến thành hình chóp .C ABCD′ ).  Các hình lăng trụ .ABC A B C′ ′ ′ và .AA D BB C′ ′ ′ ′ bằng nhau (vì qua phép đối xứng qua mặt phẳng ( )AB C D′ ′ thì hình lăng trụ .ABC A B C′ ′ ′ biến thành hình lăng trụ .AA D BB C′ ′ ′ ′ ). D' C'B' A' D CB A O A B C D A' B' C' D' 2. Hai hình bằng nhau Hai hình được gọi là nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Đặc biệt, hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này đa diện kia. IV – PHÂN CHIA V1 LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN Nếu khối đa diện ( )H là hợp của hai khối đa diện ( )1H và ( )2H sao cho ( )1H và ( )2H không có chung điểm trong nào thì ta nói có thể phân chia được khối đa diện ( )H thành hai khối đa diện ( )1H và ( )2H . Khi đó ta cũng nói có thể ghép hai khối đa diện ( )1H và ( )2H để được khối đa diện ( )H . Ví dụ 1. Với khối chóp tứ giác .S ABCD , xét hai khối chóp tam giác .S ABC và .S ACD . Ta thấy rằng:  Hai khối chóp .S ABC và .S ACD không có điểm trong chung (tức là không tồn tại điểm trong của khối chóp này là điểm trong của khối chóp kia và ngược lại).