Một số bẫy thường gặp giải bài tập hóa

PDF 26 1.181Mb

Một số bẫy thường gặp giải bài tập hóa là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố! Hãy phấn đấu vươn lên không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim của mình nữa! facebook.com/huyenvu2405 Đừng bao giờ bỏ cuộc EM nhé! Chị tin EM sẽ làm được! __Ngọc Huyền__ Nhà sách Lovebook PHÂN TÍCH MỘT SỐ BẪY THƯỜNG GẶP TRONG GIẢI BÀI TẬP HÓA Biên soạn: Đỗ Thị Hiền Chỉnh lí: Ngọc Huyền Hãy để Lovebook biến ước mơ của em thành hiện thực ➡ Website trưng bày và bán sách: lovebook.vn - goo.gl/XeHwk5 ➡ Diễn đàn trao đổi học tập: http://vedu.vn/forums/ ➡ Kênh bài giảng Lovebook: https://www.youtube.com/nhasachlovebook ➡ Website chia sẻ tài liệu: http://tailieulovebook.com/ ➡ Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên: https://goo.gl/vEUuQZ ➡ Website đào tạo: http://vedu.edu.vn ➡ 0466 860 849 - 0963 140 260 ➡ 101 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội Sai lầm 1: Cấu hình electron và vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (với ? ≥ ??) +) Cấu hình electron tuân theo nguyên lí vững bền, quy tắc Hun và nguyên lí loại trừ Pauli. +) Phân lớp (n-1)d có mức năng lượng cao hơn phân lớp ns, do đó electron sẽ được phân bố vào phân lớp ns trước, phân lớp (n-1)d sau. Khi phân lớp ns được điền đầy đủ electron (2e) sẽ xuất hiện tương tác đẩy giữa hai electron này làm cho electron trong phân lớp ns có mức năng lượng cao hơn (n-1)d. Việc phân bố electron vào phân lớp (n-1)d càng làm tăng hiệu ứng chắc chắn, do đó phân lớp ns lại càng có mức năng lượng cao hơn (n-1)d. Do đó khi electron bứt ra khỏi nguyên tử để hình thành ion dương, electron sẽ bứt lần lượt từ phân lớp ns trước, sau đó có thể đến phân lớp (n-1)d. +) Sai lầm của các bạn học sinh là với nguyên tố có ? ≥ 20, khi viết cấu hình electron thường chỉ quan tâm đến thứ tự mức năng lượng theo nguyên lí vững bền, từ đó sai cấu hình electron và xác định sai vị trí trong bảng tuần hoàn. Ví dụ 1: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc: A. Chu kì 4, nhóm VIIIB. B. Chu kì 4, nhóm VIIIA. C. Chu kì 3, nhóm VIIIB. D. Chu kì 4, nhóm IIA. (Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối A, 2009) Phân tích, hướng dẫn giải: X ⟶ X2+ + 2e, khi đó các bạn cho rằng cần điền tiếp 2 electron vào cấu hình của ion X2+, do đó cấu hình của X là 1s22s22p63s23p63d8 ⇒ Chọn đáp án C. ⇒ Sai Vì X ⟶ X2+ + 2e ⇒ X có 26 electron. ⇒ Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23d64s2. Nếu cho rằng chỉ có các electron lớp ngoài cùng mới là electron hóa trị (không xét phân lớp 3d chưa bão hòa) và electron cuối cùng điền vào phân lớp s ⇒ Chọn đáp án D ⇒ Sai. Hoặc coi có 8 electron hóa trị nhưng cho rằng electron cuối cùng được điền vào phân lớp s nên X thuộc nhóm VIIIA ⇒ Chọn đáp án B ⇒ Sai Vậy đáp án đúng là A. Ví dụ 2: Biết nguyên tử Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion Fe2+ là: A. 1s22s22p63s23d64s2 B. 1s22s22p63s23p63d54s1 C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p64s23d4 Phân tích, hướng dẫn giải: + Nếu chỉ chú ý đến dữ kiện Z = 26, chúng ta sẽ biết cấu hình electron và chọn đáp án A ⇒ Sai + Fe ⟶ Fe2+ + 2e, khi đó các bạn cho rằng Fe có 26e, nên Fe2+ có 24e, vì vậy viết cấu hình electron giống 24Cr ⇒ Chọn đáp án B ⇒ Sai + Nếu viết sai cấu hình electron của Fe (1s22s22p63s23p64s23d6) ⇒ khi hình thành Fe2+, sẽ nhường 2e ở phân lớp 3d ⇒ Chọn đáp án D ⇒ Sai + Vì cấu hình electron đúng của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2 và ion Fe2+ được hình thành từ quá trình Fe ⟶ Fe2+ + 2e nên đáp án đúng là C Ví dụ 3: Biết nguyên tử Cr (Z = 24), Ni (Z = 28), Cu (Z = 29). Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử trên và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Phân tích, hướng dẫn giải: * Cấu hình electron của Cr: Vì Cr có Z = 24 nên nhiều bạn sẽ viết cấu hình electron của Cr là 1s22s22p63s23p63d44s2. Từ đó có thể xác định nhầm vị trí của Cr là thuộc nhóm IIA. Tuy nhiên vì số electron thuộc phân lớp 3d khi viết cấu hình electron như trên là 4, đã gần đạt đến mức bán bão hòa của phân lớp (n − 1)d là 5 nên 1e của phân lớp 4s có xu hướng chuyển về phân lớp 3d để tạo cấu hình electron bền là: 1s22s22p63s23p63d54s1. Vậy cấu hình electron của nguyên tử Cr là: 1s22s22p63s23p63d54s1. Từ đây, có thể nhiều bạn vẫn xác định nhầm vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là IA (vì phân lớp ngài cùng là 4s có 1 electron). Tuy nhiên vị trí đúng của Cr trong bảng tuần hoàn là chu kì 4, nhóm VIB. * Cấu hình electron của Ni: Vì Ni có Z = 28 nên dễ dàng xác định được cấu hình electron của Ni là 1s22s22p63s23p63d84s2. Từ đó có vị trí của Ni trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 4, nhóm VIIIB. * Cấu hình electron của Cu: Vì Cu có Z = 29 nên thông thường ta có cấu hình electron của Cu như sau: 1s22s22p63d94s2. Tuy nhiên số electron ở phân lớp 3d theo như cấu hình viết ở trên là 9 electron đã gần đạt mức bão hòa của phân lớp d nên 1e của phân lớp 4s sẽ chuyển về phân lớp 3d để tạo thành cấu hình electron bền như sau: 1s22s22p63s23p63d104s1.