87. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Sinh Học Yên Định 1 Thanh Hóa Lần 2 File word có lời giải

WORD 22 0.508Mb

87. Đề thi thử THPTQG năm 2017 môn Sinh Học Yên Định 1 Thanh Hóa Lần 2 File word có lời giải là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Yên Định 1 Thanh Hóa lần 2 Môn sinh học Câu 1: Ở một loài thực vật , khi đem lai giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ, thân cao 120 cm với cây hoa trắng, thân cao 100cm người ta thu được F1 100% đỏ, cao 100 cm. Cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau. phân li theo tỉ lệ : 6,25% đỏ, cao 120 cm: 25%, cao 115 cm; 31, 25% đỏ, cao 110 cm ; 12,5% đỏ, cao 105 cm; 6,25% trắng, cao 110 cm; 125% trắng, cao 105 cm; 6, 25% trắng, cao 100 cm. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn và hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết kết luận nào sau đây sai? A. Trong quá trình giảm phân của cây đã xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn B. Cây có kiểu hình hoa đỏ , thân cao 115 cm ở F2 có 3 loại kiểu gen khác nhau C. Cho cây có kiểu hình hoa trắng, thân cao 105 cm giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ con thu được cây có kiểu hình hoa trắng, thân cao 100 cm chiếm tỉ lệ 25% D. Tính trạng chiều cao cây do các gen không alen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định Câu 2: Có 2 quần thể của cùng một loài . Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 300 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể của quần thể hai di cư sang quần thể một, hình thành nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số kiểu gen AA là A. 0,3025 B. 0,425 C. 0,31 D. 0,495 Câu 3: Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20oC đến 34oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 92%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào? A. Môi trường có nhiệt độ từ 17oC đến 34oC, độ ẩm từ 68% đến 90% B. Môi trường có nhiệt độ từ 26oC đến 32oC, độ aame từ 78% đến 87% C. Môi trường có nhiệt độ từ 19oC đến 36oC , độ ẩm từ 71% đến 91% D. Môi trường có nhiệt độ từ 24oC đến 39oC, độ ẩm từ 80% đến 92% Câu 4: Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường  A. trong lòng đất , thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa B. trên đất liền C. trong nước đại dương D. khí quyền nguyên thủy Câu 5: Loại đột biến nào sau đây được ứng dụng trong kĩ thuật chuyển gen? A. đảo đoạn nhiễm sắc thể B. mất đoạn nhiễm sắc thể C. lặp đoạn nhiễm sắc thể D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền  liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau B. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp C. làm hạn chế các biến dị tổ hợp D. luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới Câu 7: Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật? 1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp 2. Chọn giống bằng công nghệ gen 3. Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc 4. Lai tế bào sinh dưỡng của hai loài 5. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa 6. Lai xa và đa bội hóa A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 8: Trong mô hình cấu trúc của operonLac, vùng vận hành là nơi A. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế B. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc D. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu cho quá trình phiên mã Câu 9: Trong các hệ quả sau, có bao nhiêu hệ quả là của đột biến đảo đoạn NST? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST (2) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST (3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết (4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến (6)  Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc NST đó A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 10: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Đột biến và di- nhập gen B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên C. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách ly D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên Câu 11: Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do gen lặn m trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong một quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác xuất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là: A. 0,09 B. 0,0876 C. 0,0667 D. 0,0146 Câu 12: Sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a,b, c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng nhiễm sắc thể 1 II III IV V 3 3 3 3 3 5 5 5 5 5 1 2 2 2 2 Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng? (1) Thể đột biến a là 3n; thể đột biến b là 5n và thể đột biến c là (2n - 1) (2) Thể đột biến a là 2n +1; thể đột biến b là 5n và thể đột biến c là (2n -1) (3) Tế bào thể đột biến a và b có hàm lượng  ADN  nhiều nên kích thước lớn, cơ quan sinh dưỡng  lớn, quá trình tổng hợp các chất tăng, xuất hiện nhiều biến dị, chống chịu tốt