Tom tat kien thuc ly thuyet chuong dong dien khong doi

PDF 17 0.734Mb

Tom tat kien thuc ly thuyet chuong dong dien khong doi là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

>> Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử tốt nhất! Page 1 Chƣơng I –Điện trƣờng ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tƣơng tác điện 1. Sự nhiễm điện của các vật  Một vật có thể bị nhiễm điện do: cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.  Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không. 2. Điện tích. Điện tích điểm  Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.  Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với không gian mà ta xét. 3. Tương tác điện  Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.  Các điện tích khác dấu thì hút nhau. II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi 1. Định luật Cu-lông: “Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng” 2 21. r qq kF  với k = 9.10 9 Nm 2 /C 2 ; q1 và q2 có đơn vị (C: cu-lông); r (m); F(N) 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi  Điện môi là môi trường cách điện.  Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi  lần so với khi đặt nó trong chân không.  gọi là hằng số điện môi của môi trường (  1).  Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : 2 21. r qq kF   Với chân không 1   Hằng số điện môi đặc cho tính chất cách điện của chất cách điện. ▲Cách đổi đon vị thƣờng dùng cho vật lí: Đơn vị ƣớc số Đơn vị bội số o m…= 10-3 … (mili….) o  …= 10-6 … (micrô…) o n…= 10-9… (nanô…) o p…= 10-12…(picô…) o k…= 103… (kilô…) o M…= 10 6 …(Mega…) o G…= 109…(Giga…) o T…= 1012…(Tiga…) THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. Thuyết electron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố a) Cấu tạo nguyên tử  Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.  Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.  Electron có điện tích là –e = -1,6.10-19C và khối lượng là me = 9,1.10 -31 kg. Prôtôn có điện tích là +e = +1,6.10 -19 C và khối lượng là mp = 1,67.10 -27 kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.  Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện. b) Điện tích nguyên tố  Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố. 2. Thuyết electron >> Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử tốt nhất! Page 2  Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện.  Nếu nguyên tử bị mất đi một số electron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm.  Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật bị nhiễm điện.  Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron; Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron. II. Vận dụng 1. Vật dẫn điện và vật cách điện  Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.  Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do.  Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc  Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó.  Giải thích: Do electrôn di chuyển từ vật thừa sang vật thiếu (hoặc từ vật thừa nhiều sang vật thừa ít hơn) 3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng  Đưa một quả cầu nhiễm điện lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện trái dấu với đầu N.  Giải thích: Khi đặt gần quả cầu kim loại nhiễm điện thì mật độ eleltron tự do trên thanh MN bị phân bố lại (một đầu tập trung nhiều và một đầu tập trung ít hơn) III. Định luật bảo toàn điện tích: “Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi” ĐIỆN TRƢỜNG VÀ CƢỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƢỜNG. ĐƢỜNG SỨC ĐIỆN I. Điện trƣờng 1. Môi trường truyền tương tác điện: Môi trường tuyền tương tác giữa các điện tích gọi là điện trường. 2. Điện trường: Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh các điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. II. Cƣờng dộ điện trƣờng 1. Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.