106. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Hưng Yên Lần 2 File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 13 0.157Mb

106. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Hưng Yên Lần 2 File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Chuyên Hưng Yên - Lần 2 I. Nhận biết Câu 1: Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét? A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ lapsan. Câu 2: Este metyl acrylat có công thức là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại? A. Xesi. B. Natri. C. Liti. D. Kali. Câu 4: Công thức tổng quát của este no đơn chức mạch hở có dạng nào sau đây? A. Rb(COO)abR'a. B. CnH2nO2. C. RCOOR'. D. CnH2n-2O2. Câu 5: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro? A. Poli(vinyl clorua). B. Cao su buna. C. Polipropen. D. nilon-6,6. Câu 6: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Ag. Câu 7: Trong phản ứng : Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu đúng là: A. Ion Cu2+ bị khử thành Cu. B. Ion Ag+ bị oxi hóa thành Ag. C. Cu bị khử thành ion Cu2+. D. Ion Ag+ bị khử thành Ag. Câu 8: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Xút. C. Nước vôi. D. Xôđa. Câu 9: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây? A. H2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. NH3. Câu 10: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thủy phân thành A. CO2 và H2O. B. NH3, CO2, H2O. C. axit béo và glixerol. D. axit cacboxylic và glixerol. Câu 11: Trong số các kim loại sau, cặp kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất: A. W, Hg. B. Au, W. C. Fe, Hg. D. Cu, Hg. II. Thông hiểu Câu 12: Tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây không đúng? A. Tính cứng: Fe < Al < Cr. B. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W. C. khả năng dẫn điện: Ag > Cu > Al. D. Tỉ khối: Li < Fe < Os. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột có phản ứng thủy phân. B. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot. C. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương. D. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh. Câu 14: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm A. Cu, Al2O3, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, MgO. D. Cu, Mg, Al. Câu 15: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là A. 5. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 16: Những tính chất vật lý chung của kim loại là: A. Tính dẻo, có ánh kim và rất cứng. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có khối lượng riêng lớn. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Câu 17: Một tấm kim loại bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch nào? A. Dung dịch ZnSO4 dư. B. Dung dịch CuSO4 dư. C. Dung dịch FeSO4 dư. D. Dung dịch FeCl3. Câu 18: So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ. Độ dẫn điện của hai dây dẫn là A. không so sánh được. B. dây thứ hai dẫn điện tốt hơn. C. dây thứ nhất dẫn điện tốt hơn. D. bằng nhau. Câu 19: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào? A. CuSO4 hết, FeSO4 hết, Mg hết. B. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. C. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. D. CuSO4 hết, FeSO4 đã phản ứng và còn dư, Mg hết. Câu 20: Dãy chỉ chứa những amino axit mà dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là? A. Gly, Val, Ala. B. Gly, Ala, Glu. C. Gly, Glu, Lys. D. Val, Lys, Ala. Câu 21: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại theo thứ tự tính khử tăng dần? A. Pb, Sn, Ni, Zn. B. Ni, Sn, Zn, Pb. C. Ni, Zn, Pb, Sn. D. Pb, Ni, Sn, Zn. Câu 22: Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây? A. Nước vôi trong. B. Giấm. C. Giấy đo H. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 23: Este X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 16 gam X phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3COOCH2CH2OCOC2H5. B. HCOOCH2CH2CH2CH2OOCCH3. C. CH3COOCH2CH2CH2OCOCH3. D. C2H5COOCH2CH2CH2OOCH3. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 40,0 gam. B. 50,0 gam. C. 55,5 gam. D. 45,5 gam. Câu 25: X là trieste của glixerol và axit hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ tất cả các sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60 gam kết tủa. Chất X có công thức là A. (CH3COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)C3H5. III. Vận dụng Câu 26: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T  Chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Anilin, Glyxin, Metyl amin