De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 18 file word co loi giai

WORD 148 0.076Mb

De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 18 file word co loi giai là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ SỐ 18 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Điều gì phải, thì cố làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ. (2) Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới... (3) Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, cần phải trung thành, thật thà, chính trực. (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia). Câu 1: Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích trên là gì? . Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng. Câu 3: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên? . Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về việc thế nào là nếp sống có đạo đức? . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người (Danh ngôn Pháp). Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên Câu 2 (5 điểm): Vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua hai tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD) Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm) Câu 1. Trong đoạn trích trên, đối tượng Bác hướng đến là thanh niên. Điều này được thể hiện trong câu cuối: Thanh niên cần phải có... Học sinh lưu ý: Đây là lời Bác dặn thanh niên, nó có thể đúng với việc hướng đến cả các đối tượng khác, tuy nhiên cần phải nắm được đúng đối tượng mà Bác muốn hướng đến chứ không chỉ dựa vào nội dung câu nói mà kết luận. . Câu 2: - Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là chính luận. . - Các phép liên kết được sử dụng là: + Phép lặp: lặp cấu trúc “điều gì...thì phải... dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ như “phải...phải, cần... cần...” + Phép liên tưởng: Nhà văn sử dụng trường từ vựng về đạo đức (chẳng hạn như các từ sau: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực...) . Câu 3: Lời dạy của Bác ở đoạn trích trên là: - Thanh niên cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức đúng đắn của người làm cách mạng, phải tránh những điều xấu, phải thực hiện những điều tốt”. - Cụ thể phẩm chất đạo đức mà Bác dạy gồm có những điều sau: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trọng lao động, giữ gìn kỉ luật, bảo vệ của công, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới. Ngoài ra cần có tinh thần và gan dạ sáng tạo, có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, phải trung thành, thật thà, chính trực. . Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây: - Một nếp sống có đạo đức là nếp sống theo những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận, đó là lối sống lành mạnh, tích cực. - Để có lối sống đạo đức, mỗi người cần ý thức về thái độ sống của bản thân, cách cư xử đối với những người xung quanh hoặc cách tham gia vào công việc chung của tập thể... - Liên hệ tới lối sống có đạo đức của lứa tuổi thanh niên (chính là lứa tuổi của học sinh) có những biểu hiện như thế nào. . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... Yêu cầu về nội dung: - Giải thích ý kiến: Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người. - Phân tích, bình luận ý kiến + Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. + Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc. + Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. + Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng. - Bài học nhận thức và hành động + Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Nhưng không chỉ trong nghịch cảnh mới giúp ta nhận thức được nhiều điều mà ngay trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày thì mỗi người cần luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến để rút ra kinh nghiệm cho mình, trau dồi kiến thức cho bản thân. + Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng. Câu 2 (5 điểm): 1. Mở bài: - Hình ảnh những con n