Tuyển tập lý thuyết vật lý 12 Thực hành thí nghiệm lớp 12

WORD 32 1.000Mb

Tuyển tập lý thuyết vật lý 12 Thực hành thí nghiệm lớp 12 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

VẬT LÍ 12 – TOÀN TẬP LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QUỐC GIA Năm học: 2017 - 2018 TUYỂN TẬP LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2014-2015 CHINH PHỤC LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QUỐC GIA Năm học: 2017 - 2018 CHỦ ĐỀ: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM -- SOẠN BỔ SUNG DỰA TRÊN TÀI LIỆU CỦA THẦY TRẦN QUỐC LÂM (XIN MẠN PHÉP THẦY LÂM)-- Vật lí là một khoa học thực nghiệm, học vật lí trong trường phổ thông là học tập gắn liền với thực tiễn thông qua các sự vật, hiện tượng vật lí trong thế giới tự nhiên để giúp HS hiểu biết các quy luật của nó và cùng chung sống với thực tiễn đời sống xã hội. Thí nghiệm Vật lí trong trường THPT giúp HS củng cố và khắc sâu những kiến thức, kĩ năng thu được từ thực tiễn và các bài giảng lí thuyết, gắn lí thuyết với thực hành, học đi đôi với hành, giúp HS tin tưởng vào các chân líkhoa học. Hơn nữa, thí nghiệm Vật lí trong trường THPT, giúp HS rèn luyện các kĩ năng vận dụng sáng tạo, tự tin và đạt kết quả cao khi làm các bài thi quốc gia Chủ đề này được chia làm ba phần: PHẦN A: DỤNG CỤ ĐO - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG- TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM PHẦN B: SAI SỐ PHÉP ĐO PHẦN C: MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM LỚP 12. PHẦN D: BÀI TẬP TỰ LUYỆN A. DỤNG CỤ ĐO - TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM 1. DỤNG CỤ ĐO: Hình 1: Đồng hồ đo thời gian hiện số (​http:​/​​/​kiem-dinh.com​/​wp-content​/​uploads​/​2013​/​08​/​cau-tao-thuoc-kep.jpg​)Hình 2: Thước kẹp (​https:​/​​/​sites.google.com​/​site​/​huongdansudungdonghovannang​/​config​/​pagetemplates​/​cau-tao-dong-ho-van-nang-kim-chi-thi​/​Untitled.png?attredirects=0​) Hình 3: Đồng hồ vạn năng dùng kim chỉ thị Hình 4: Đồng hồ vạn năng hiển thị số 1 – Kim chỉ thị 7 – Mặt chỉ thị 2 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh 8 – Mặt kính 3 – Đầu đo điện áp thuần xoay chiều 9 – Vỏ sau 4 – Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương) 10 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ) 5 – Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm) 11 – Chuyển mạch chọn thang đo 6 – Vỏ trước 12 – Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A Bảng 1 liệt kê một số dụng cụ đo trực tiếp một số thông số thường gặp trong đề thi Bảng 1 TT Dụng cụ Thông số đo trực tiếp Cái đại lượng thường gặp 1 Đồng hồ Thời gian Chu kỳ 2 Thước Đo chiều dài Biên độ, độ giãn lò xo; chiều dài con lắc đơn, bước sóng trong sóng cơ, khoảng vân, khoảng cách hai khe đến màn…. 3 Cân Khối lượng Khối lượng vật trong CLLX 4 Lực kế Lực Lực đàn hồi, lực kéo về của lò xo 5 Vôn kế Hiệu điện thế U của một đoạn mạch bất kỳ 6 Ampe kế Cường độ dòng I trong mạch nối tiếp 7 Đồng hồ đa năng Điện áp, cường độ dòng điện; điện trở; điện dung.. Ví dụ: Để đo chu kỳ dao động của một con lắc lò xo ta chỉ cần dùng dụng cụ A. Thước B. Đồng hồ bấm giây C. Lực kế D. Cân Phân tích: Câu hỏi dùng từ “chỉ cần” nên dụng cụ này phải đo trực tiếp được chu kỳ và dĩ nhiên ai cũng biết được đó là Đồng hồ. Trên đây là ví dụ minh họa cho nó bài bản chứ trong đề thi đại học mà cho câu như thế này thì ngon ăn quá! Thường thì chỉ gặp câu hỏi chọn dụng cụ hoặc bộ dụng cụ để đo gián tiếp một thông số nào đó. Tức là, để đo thông số A cần phải đo thông số x, y, z… rồi căn cứ vào công thức liên hệ giữa A và x, y, z… để tính ra A. Để trả lời loại câu hỏi này cần phải biết: Dụng cụ đo các thông số x, y, z… Công thức liên hệ giữa A và x, y, z… Bảng 2 liệt kê một số thông số đo gián tiếp thường gặp trong đề thi Bảng 2 TT Bộ dụng cụ đo Thông số đo gián tiếp Công thức liên hệ 1 Đồng hồ, thước Gia tốc trọng trường 2 Đồng hồ, cân Hoặc: Lực kế và thước Hoặc: Thước và đồng hồ Đo độ cứng lò xo F = k = 3 Thước và máy phát tần số Tốc độ truyền sóng trên sợi dây v =λf 4 Thước Bước sóng ánh sáng đơn sắc i = 5 Vôn kế, Ampe kế Công suất P= IUR … … II. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM: 1. Các bước tiến hành thí nghiệm: Dạng bài này đã ra trong đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 rồi nên xác suất ra lại trong năm nay là rất thấp. Thầy sẽ nêu các bước cơ bản để thực hiện một thí nghiệm Bước 1: Bố trí thí nghiệm Bước 2: Đo các đại lượng trực tiếp (Thường tiến hành tối thiểu 5 lần đo cho một đại lượng)  Bước 3: Tính giá trị trung bình và sai số Bước 4: Biểu diễn kết quả. Để làm dạng bài tập này thì các em cần nắm được dạng 1: dụng cụ đo và công thức liên hệ giữa đại lượng cần đo gián tiếp và các đại lượng có thể đo trực tiếp. Ví dụ: Dụng cụ thí nghiệm gồm: Máy phát tần số; Nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài. Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành các bước như sau a. Đo khoảng cách giữa hai nút liên tiếp 5 lần b. Nối một đầu dây với máy phát tần, cố định đầu còn lại. c. Bật nguồn nối với máy phát tần và chọn tần số 100Hz d. Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng e. Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng Sắp xếp thứ tự đúng A. a, b, c, d, e B. b, c, a, d, e C. b, c, a, e, d D. e, d, c, b, a Phân tích: B1: Bố trí thí nghiệm ứng với b, c