11 Giao thoa giữa hai nguồn không đồng bộ Đề 1

WORD 30 0.432Mb

11 Giao thoa giữa hai nguồn không đồng bộ Đề 1 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

11 - Giao thoa giữa hai nguồn không đồng bộ - Đề 1 Câu 1. Trong một môi trường vật chất đàn hồi có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm, cùng tần số. Khi đó tại vùng giữa hai nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực đại và cắt đoạn S1S2 thành 11 đoạn mà hai đoạn gần các nguồn chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Biết Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là 50 cm/s. Tần số dao động của hai nguồn là: A. 25 Hz B. 30 Hz C. 15 Hz D. 40 Hz Câu 2. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên S1S2: I là trung điểm của S1S2, M nằm cách I một đoạn 3 cm sẽ dao động với biên độ: A. 0 mm B. 5 mm C. 10 mm D. 2,5 mm Câu 3. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos(40πt + π/6) mm và u2 = 5cos(40πt + 7π/6) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là A.  11 B.  9. C. 10. D. 8 Câu 4. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A, B. Những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ: A. Đứng yên không dao động. B. Dao động với biên độ có giá trị trung bình. C. Dao động với biên độ lớn nhất. D. Dao động với biên độ bé nhất. Câu 5. Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động với phương trình u1 = acos30πt, u2 = bcos(30πt + π/2). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Gọi C, D là hai điểm trên đoạn AB sao cho AC = BD = 2 cm.Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là A. 12 B. 11 C. 10 D. 13 Câu 6. trong hiện tượng giao thoa sóng cơ, 2 nguồn kết hợp A và B dao động cùng tần số, ngược pha. số cực đại giao thoa thuộc khoảng AB là A. số lẻ B. số chẵn hay lẻ tuỳ thuộc khoảng cách AB C. số chẵn hay lẻ tuỳ thuộc tần số nguồn D. số chẵn Câu 7. Tại mặt nước nằm ngang, có hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là u1 = a1cos(40πt + π/6) cm, u2 = a2cos(40πt + π/2) cm. Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 18 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 120 cm/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là : A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 8. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là: A. 19 B. 18 C. 20 D. 17 Câu 9. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng: uA = 4cosωt (cm) và uA = 2.cos(ωt + π/3) (cm), coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính biên độ sóng tổng hợp tại trung điểm của đoạn AB: A. 6 cm B. 5,3 cm C. 0 D. 4,6 cm Câu 10. Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp: uA = 4cos(10πt - π/6)(cm) và uB = 2cos(10πt + π/6) (cm). Biên độ sóng tổng hợp tại trung điểm của AB là: A. 3 cm B. 5 cm C. 2 cm D. 6 cm Câu 11. Tại 2 điểm O1, O2 cách nhau 48 cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u1 = 5cos(100πt) (mm) ; u2 = 5cos(100πt + π/2) (mm). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2 m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong khi truyền sóng. Số điểm trên đoạn O1O2 dao động với biên độ cực đại ( không kể O1;O2) là: A. 23 B. 24 C. 25 D. 26 Câu 12. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(40πt - π/2) mm; u2 = bcos(40πt + π/2) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi C, D là hai đỉnh còn lại của hình chữ nhật ABCD, BC = 12 cm. Tìm số cực đại trên đoạn CD. A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 13. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100 cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 3 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng: A. 15,06 cm B. 29,17 cm C. 20 cm D. 10,56 cm Câu 14. Hai nguồn sóng S1 và S2 dao động trên mặt nước ngược pha với nhau. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 20 cm, bước sóng λ = 2 cm, sóng do hai nguồn tạo ra giao thoa với nhau. Gọi E và F là hai điểm nằm trên đoạn thẳng S1S2 sao cho S1E = FS2 = EF/2. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn EF là: A. 11 B. 19 C. 10 D. 20 Câu 15. Trên mặt chất lỏng tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm có hai nguồn dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình: uA = 3cos(8πt) cm ; uB = 2 cos(8πt