Giáo án bài Tấm Cám soạn theo phương pháp dạy học tích cực

WORD 307 0.077Mb

Giáo án bài Tấm Cám soạn theo phương pháp dạy học tích cực là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 10 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Giáo án bài Tấm Cám soạn theo phương pháp dạy học tích cực Tiết theo PPCT: 23 Ngày soạn: Ngày dạy: TẤM CÁM MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: – Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám. – Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện. 2. Về kĩ năng: Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ, phẩm chất: – Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm… 4. Phát triển năng lực – Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông – Năng lực riêng: + Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, + Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản, + Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản, + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… 1. CHUẨN BỊ: 2. Phương tiện thực hiện. * Giáo viên: – Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng. – Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học. * Học sinh: – Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút… 2. Phương pháp thực hiện – Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, Thảo luận, so sánh. C.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. Nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. 3. Bài mới Khởi động: – GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám. – GV dẫn dắt vào bài: Là người Việt Nam, chắc hẳn, trong thời ấu thơ của mình, ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Bài học hôm nay, cô và các em cùng một lần nữa trở về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm– Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.– Các bước thực hiện:* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tíchBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì. HS  khác: nhận xét, bổ sung.Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ –          GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới.   * Thao tác 2: Tìm hiểu chung về truyện cổ tích Tấm Cám.Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? Em hãy tóm tắt khái quát và nêu bố cục của truyện cổ tích này.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi, tóm tắt truyện Tấm Cám và trình bày bố cục.Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ –          GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới. I. Tìm hiểu chung         1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích – Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. – Có ba loại truyện cổ tích: + Truyện cổ tích về loài vật. + Truyện cổ tích thần kì. + Truyện cổ tích sinh hoạt. – Truyện cổ tích thần kì: + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất. + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.2. Truyện cổ tích Tấm Cám –  Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. – Tóm tắt: – Bố cục: + Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm. + Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô gái mồ côi.     Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản – Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và