ÔN CẤP TỐC TỔNG LỰC LÍ THUYẾT Phần 3 HÓA HỮU CƠ (46 trang)

WORD 20 0.681Mb

ÔN CẤP TỐC TỔNG LỰC LÍ THUYẾT Phần 3 HÓA HỮU CƠ (46 trang) là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

PHẦN 3 KĨ THUẬT TƯ DUY VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT HỮU CƠ Bài 1: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. etilen. B. xiclopropan. C. xiclohexan. D. stiren. ( Trích câu11 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Cần biết• Trong giới hạn của đề thi, các chất hữu cơ tác dụng được với dung dịch nước brom phải là những chất: - Có liên kết bội : liên kết đôi C = C ( trừ vòng benzen) hoặc liên kết ba C ≡ C. - Có vòng 3 cạnh ( hay gặp xiclopropan). - Có nhóm chức anđehit –CHO. •Chú ý . ankan, các xicloan kan có vòng > 3 cạnh, bezen không tác dụng với dung dịch nước brom nhưng lại tác dụng được với Br2 khan và phản ứng diễn ra theo huớng thế. • Công thức cấu tạo của Stiren là C6H5-CH=CH2( Còn gọi là vinyl benzen ). Bài giải Theo phân tích trên ⇒Chọn C. Bài 2: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. C. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. ( Trích câu 16 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Cần biết• Công thức tính ( liên kết pi + mạch vòng) đối với hợp chất hữu cơ chỉ có liên kết cộng hóa trị là: • Điều kiện để một chất có đồng phan hình học là các nhóm gắn trên 2 ( C=C) phải khác nhau. • Phản ứng xà phòng hóa của este tạo bởi glixerol : Thực chất đây là phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm của chất béo ( phản ứng điều chế xà phòng). Bài giải - Trong C10H14O6 có Tổng liên kết π trong 3 gốc hiđrocacbon của gốc axit - R1,R2,R3 sẽ bằng 1 loại A,C. - Loại B vì CH3-CH=CH-COONa có đồng phân hình học. Bài 3: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). (Trích Câu 20- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010 Cần biết•Tính chất vật lí của phenol C6H5-OH - chất rắn, không màu. - Tan ít trong nước lạnh nhưng tan vô hạn ở 660C, tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ. - Bị chảy rữa và thẩm màu do hút ẩm và bị oxi hóa bởi không khí. - Độc, gây bỏng. - Có lien kết hiđro liên phân tử. •Tính chất hóa học 1- Phenol là hợp chất có tính axit-gọi là axit phenic ( vừa tác dụng được với kim loại Na,K… vừa tác dụng được với bazơ NaOH, KOH…): 2C6H5-OH + 2Na 2CcH5ONa + H2↑ C6H5-OH + NaOH CcH5ONa + H2O Tuy nhiên tính axit của phenol rất yếu: - Không làm đổi màu chất chỉ thị. - Không chỉ bị axit mạnh như HCl mà còn bị cả axit yếu ( H2CO3) đẩy ra khỏi muối: C6H5-ONa + CO2+H2O C6H5OH↓ (màu trắng) + NaHCO3. 2- Phenol có tính thơm mạnh hơn bezen : phản ứng thế của phenol với Br2, HNO3 diễn ra dễ dàng hơn nhiều ( không cần dùng xúc tác, không cần Br2 khan như benzen) do nhóm –OH là nhóm no . Bài giải - Phát biểu (4) : ) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen loại C vì không có (4). -Phát biểu (3) : Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. Là phát biểu đúng loại A vì không có (3). -Phát biểu (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím là phát biểu đúng loại D vì không có (2) Vậy chọn B. Bài 4: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 (Trích Câu19- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) Cần biếtCó 2 loại tơ:1. Tơ tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên): Bông, len, tơ tằm.2. Tơ hóa học: (được chế tạo bằng phương pháp hóa học): có 2 nhóm:2.1. Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polime tổng hợp. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp:Tơ Nilon 6-6: được tạo từ Hexa metylen điamin và axit ađipic bằng phương pháp trùng hợp: nH2N[CH2]6NH2 + nHCOOC[CH2]4COOH + 2nH2OTơ lapsan- Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etilenglicolTơ Nitron (hay olon)- Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ Vinylxihanua (hay acrilonitrin)Tơ poliamit ( nilon, capron) Tơ vinylic (vinilon)2.2. Tơ bán tổng hợp (Hay tơ nhân tạo : Xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học).Hay gặp:Tơ visco, tơ xenlulozo axetat ….. Bài gải Từ sự phân tích trên ta thấy các loại tơ: tơ capron, tơ nitron, nilon-6,6 là tơ tổng hợp. ⇒ Đáp án A. Bài 5: Phát biểu đúng là: A. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α -aminoaxit. B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm. C. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ. D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ. (Trích Câu 29- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) Cần biết•Protein có 2 loại : - Protein đơn giản : tạo ra từ các gốc α -amino axit. - Protein phức tạp = protin đơn gi