Bài 39 trang 124 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1


Nội dung bài giảng

Bài 39. Trên mỗi hình 105,106,108 các tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

Giải:

Hình 105

\(∆ABH\) và \(∆ACH\) có:

+) \(BH=CH\) (gt)

+) \(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\) (góc vuông)

+) \(AH\) là cạnh chung.

vậy \(∆ABH=∆ACH\) (c.g.c)

Hình 106

\(∆DKE\) và \(∆DKF\) có: 

+) \(\widehat{EDK}=\widehat{FDK}\)(gt)

+) \(DK\) là cạnh chung.

+) \(\widehat{DKE}=\widehat{DKF}\) (góc vuông)

Vậy \(∆DKE=∆DKF\) (g.c.g)

Hình 107

Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:

\(\eqalign{
& \widehat {ABD} + \widehat {BDA} + \widehat {DAB} = {180^0} \cr
& \widehat {ACD} + \widehat {CDA} + \widehat {DAC} = {180^0} \cr} \)

Mặt khác ta có: 

\(\eqalign{
& \widehat {DAB} = \widehat {DAC}\,\,\,(gt) \cr
& \widehat {ABD} = \widehat {ACD} = {90^0} \cr} \)

Nên \(\widehat {BDA} = \widehat {CDA}\)

Xét \(∆ABD\) và \(∆ACD\) có:

+) \(\widehat {DAB} = \widehat {DAC}\,\,\,(gt)\)

+) \(AD\) cạnh chung

+) \(\widehat {BDA} = \widehat {CDA}\) (cmt)

\(∆ABD=∆ACD\) (g.c.g)

Hình 108

Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:

\(\eqalign{
& \widehat {ABD} + \widehat {BDA} + \widehat {DAB} = {180^0} \cr 
& \widehat {ACD} + \widehat {CDA} + \widehat {DAC} = {180^0} \cr} \)

Mặt khác ta có: 

\(\eqalign{
& \widehat {DAB} = \widehat {DAC}\,\,\,(gt) \cr 
& \widehat {ABD} = \widehat {ACD} = {90^0} \cr} \)

Nên \(\widehat {BDA} = \widehat {CDA}\)

Xét \(∆ABD\) và \(∆ACD\) có:

+) \(\widehat {DAB} = \widehat {DAC}\,\,\,(gt)\)

+) \(AD\) cạnh chung

+) \(\widehat {BDA} = \widehat {CDA}\) (cmt)

\(∆ABD=∆ACD\) (g.c.g)

 Suy ra: \(BD=CD\) (hai cạnh tương ứng )

             \(AB=AC\) (hai cạnh tương ứng )

Xét \(∆DBE\) và \(∆DCH\) 

+) \( \widehat {EBD} = \widehat {HCD} = {90^0} \) 

+) \(BD=CD\) (cmt)

+) \(\widehat {BDE} = \widehat {CDH}\) (đối đỉnh)

\(∆DBE=∆DCH\) (g.c.g)

Xét  \(∆ABH\)  và \(∆ACE \) 

+) \(\widehat A\) chung

+) \(AB=AC\) (cmt)

+) \(\widehat {ABH} = \widehat {ACE} = {90^0}\)

\(∆ABH=∆ACE \) (g.c.g)